PSAT LÀ GÌ? PSAT VÀ SAT KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?


PSAT Là Gì? Có Gì Khác Với SAT?
PSA/NMSQT (Preliminary SAT/National Merit Scholarship Qualifying Test) là một bài thi chuẩn hóa chủ yếu dành cho đối tượng học sinh khối lớp 10 và 11. Được coi là kỳ thi “sơ tuyển” chuẩn bị cho SAT, bài thi PSAT có hình thức, dạng câu hỏi, nội dung và giới hạn thời gian tương tự với SAT. Ngoài ra, PSAT còn là bài dự thi xét tuyển cho Chương trình Học bổng Thành tích Quốc gia.

ISEE Là Gì? Thông Tin Về Kỳ Thi ISEE
Du Học Mỹ - Ngành Nào Đang Khát Nhân Lực?
Du Học Hè 2020 - Hiện Thực Hóa Giấc Mơ Du Học Mỹ Ngay Mùa Hè Này

PSAT LÀ GÌ

PSAT có liên kết chặt chẽ với SAT. PSAT có thể được xem như một bài thi “tiền đề” để luyện tập cho kỳ thi Đại học SAT. Tuy nhiên, mặc dù cấu trúc, nội dung và cách tính điểm giống nhau thì PSAT và SAT vẫn có những điểm khác biệt như sau:
  • SAT có phần Bài luận Tự chọn, PSAT không có.
  • Đề thi PSAT dễ hơn SAT một chút.
  • Đề thi PSAT có ít câu hỏi hơn SAT.
Tại Sao Học Sinh Thi PSAT?
Học sinh THPT thi PSAT chủ yếu vì 3 lý do sau:
  • Ôn Luyện Trước Cho Kỳ Thi SAT: PSAT giúp học sinh làm quen với cấu trúc và nội dung đề thi SAT (sử dụng để xét tuyển vào Đại học). PSAT tạo cơ hội cho thí sinh xác định được ưu điểm và khuyết điểm của mình.
  • Thi Học Bổng Thành Tích Quốc Gia (National Merit Scholarship): mỗi năm có khoảng 1.6 triệu thí sinh bước vào kỳ thi PSAT với mong muốn giành được một suất học bổng National Merit. Kết thúc cuộc thi, 7,500 em sẽ được chọn và nhận phần thưởng học bổng trị giá $2,500 cùng với tấm bằng National Merit Scholar cực kỳ danh giá.
  • Chuẩn Bị Cho Lần Thi PSAT Thứ 2: nhiều học sinh lớp 10 muốn thi thử PSAT để “thực hành” trước khi thi chính thức một lần nữa vào lớp 11. Mặc dù các thí sinh khối lớp 10 sẽ không được xét học bổng quốc gia nhưng việc thi PSAT sớm có thể tăng cơ hội đạt điểm PSAT cao và nếu may mắn hơn là giành được một suất học bổng National Merit sau này.
Một điều cần lưu ý là điểm bài thi PSAT không ảnh hưởng tới điểm GPA hay cơ hội vào Đại học của bạn.

PSAT LÀ GÌ

Địa Điểm, Lệ Phí Và Ngày Thi PSAT
Khác với SAT, thí sinh không được chọn nơi thi mà thay vào đó phải đăng ký và thi PSAT ngay tại trường THPT đang theo học.
PSAT được tổ chức vào kỳ Thu mỗi năm, thường bắt đầu từ đầu hoặc giữa tháng 10, vào 3 ngày thi: ngày thi chính, ngày Thứ 7 và ngày thi bổ sung. Dưới đây là lịch thi PSAT chính thức năm 2019:

 
Ngày Thi Chính Ngày Thi Thứ Bảy Ngày Thi Bổ Sung
Thứ 4, 16 tháng 10, 2019 Thứ 7, 19 tháng 10, 2019 Thứ 4, 30 tháng 10, 2019

Lệ phí thi PSAT: $16 (Mức phí có dao động tùy trường). Một số trường sẽ chi trả toàn bộ nên học sinh không mất bất kỳ chi phí nào, ngược lại trường khác có thể yêu cầu học sinh trả phí cao hơn để bù vào tiền thuê giám thị gác thi. Học sinh có hoàn cảnh khó khăn có thể được trường xem xét miễn lệ phí thi.

Cấu Trúc Và Dạng Câu Hỏi Của PSAT
Bài thi PSAT chia thành 3 phần là Đọc, Viết và Toán học nhằm kiểm tra các kỹ năng Đọc - Viết Dựa Vào Dẫn Chứng (Evidence-based Reading & Writing) cũng như Toán của học sinh. Tổng thời gian làm bài là 2 tiếng 45 phút. Cụ thể như sau:
Phần Thi Phần Chi Tiết Tổng Thời Gian Làm Bài Số Câu Hỏi Nội Dung
Đọc và Viết Có Dẫn Chứng (EBRW) Đọc 60 phút 47 Đọc và Từ vựng trong ngữ cảnh
Viết 35 phút 44 Ngữ pháp và Cách sử dụng
Toán Học 70 phút;
(1) Toán có sử dụng máy tính: 45 phút
 (2) Toán không sử dụng máy tính: 25 phút
47 Đại số Cơ bản, Xác suất - Thống kê, Phương trình Bậc cao, Các chủ đề khác (Hình Học, Lượng Giác, Nhập Môn Giải Tích)

Thang điểm PSAT
Tổng điểm PSAT nằm trong thang điểm từ 320-1520. Điểm mỗi phần thi Đọc-Hiểu (EBRW) và Toán Học sẽ dao động trong khoảng 160-760 điểm. Số điểm trên sẽ được tính thành thang điểm 8 đến 38 (Khác với thang điểm PSAT cũ là từ 20 đến 80 cho 3 phần thi riêng biệt).

PSAT là gì?

Có thể nói vai trò chính của kỳ thi PSAT đó là giúp học sinh “săn” học bổng và cơ hội nhận bằng danh dự National Merit Scholar. Hơn nữa, nếu muốn đạt điểm số cao trong bài thi SAT thì PSAT chính là bàn đạp quan trọng cho học sinh vươn tới thành công trong kỳ thi Đại học. Từ kết quả PSAT, học sinh cũng có thể xác định được khả năng của mình đang ở mức nào và cần trau dồi bao nhiêu để đạt được mục tiêu điểm SAT mình đề ra.

Hệ Thống Common Application là gì?
Du học Hè 2020 - Khám phá New York cùng Saint Peter's University
Kinh nghiệm xin Visa Du học Thạc Sỹ Mỹ

H. Phương

Tags: Du học MỹCông ty tư vấn du họcCông ty tư vấn du học uy tínChứng minh tài chính du học MỹVisa du học MỹĐiều kiện du học MỹDu học Mỹ tự túcDu lịch MỹXin visa du lịch mỹGia hạn visa du học MỹCâu hỏi phỏng vấn visa MỹHọc bổng du học MỹHồ sơ du học Mỹ

Mọi thắc mắc quý phụ huynh học sinh vui lòng liên hệ qua:

CÔNG TY TƯ VẤN DU HỌC UY TÍN ĐẠI THIÊN SƠN (DTS EDU LINKS)
Địa chỉ: 339/79A Lê Văn Sỹ, Phường 13, Quận 3, TP.HCM
Hotline: 0908.39.39.95 – 0902.38.39.95
Zalo/Viber: 0908.393.995 – 0906.643.995.
Điện thoại: (028) 352.642.49 – 352.642.54 – 352.642.93
Email: contact@daithienson.com
Website: www.daithienson.com
FACEBOOK: http://www.facebook.com/duhocdaithienson/
Liên hệ: tại đây

Đăng Ký Tư Vấn Trực Tuyến

/
Tôi đồng ý nhận mail của Đại Thiên Sơn

Chia sẻ của du học sinh


PSAT LÀ GÌ? PSAT VÀ SAT KHÁC NHAU NHƯ THẾ NÀO?

PSA/NMSQT (Preliminary SAT/National Merit Scholarship Qualifying Test) là một bài thi chuẩn hóa chủ yếu dành cho đối tượng học sinh khối lớp 10 và 11. Được coi là kỳ thi “sơ tuyển” chuẩn bị cho SAT, bài thi PSAT có hình thức, dạng câu hỏi, nội dung và giới hạn thời gian tương tự với SAT. Ngoài ra, PSAT còn là bài dự thi xét tuyển cho Chương trình Học bổng Thành tích Quốc gia.
PSAT có liên kết chặt chẽ với SAT. PSAT có thể được xem như một bài thi “tiền đề” để luyện tập cho kỳ thi Đại học SAT.